image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Tổ hợp tác chăn nuôi trong vùng GAHP huyện Kiến Thụy Kiểm soát từ gốc, hạn chế dịch bệnh

Tổ hợp tác chăn nuôi trong vùng GAHP huyện Kiến Thụy

Kiểm soát từ gốc, hạn chế dịch bệnh

 

Từ năm 2013, nhiều hộ nông dân ở huyện Kiến Thụy tham gia các tổ, nhóm chăn nuôi an toàn theo quy trình VietGAHP, không chỉ được hướng dẫn áp dụng quy trình, kiến thức, tiến bộ KHKT vào chăn nuôi, mang lại kết quả kinh tế, mà còn duy trì ổn định nguồn thực phẩm an toàn, góp phần kiểm soát dịch bệnh ngay từ gốc.


Hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi Thái Sơn, xã Tú Sơn
 kiểm soát, ngăn chặn tốt dịch bệnh trên đàn vật nuôi.



Tham gia Tổ hợp tác chăn nuôi an toàn của xã Tân Phong, trang trại của ông Vũ Văn Ngọc (thôn Thái Lai, xã Tân Phong) nuôi hơn 200 con lợn thịt, 50 lợn nái ngoại được hỗ trợ các trang thiết bị, vật dụng cần thiết phục vụ chăn nuôi. Ông Ngọc nghiêm túc thực hiện lịch tiêm phòng, phun hóa chất tiêu độc khử trùng, vệ sinh chung quanh khu vực chuồng. Ông chia sẻ, trước đây mỗi đợt dịch bệnh bùng phát, đàn lợn của nhà “trúng” dịch, thiệt hại đáng kể. Từ khi tham gia nhóm GAHP, gia đình được tập huấn quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, vì vậy 3 năm nay, các lứa lợn khỏe mạnh, xuất chuồng nhanh, gia đình không còn phải lo lắng nữa... Kết quả của gia đình ông cũng là kết quả chung của các hộ tham gia nhóm GAHP ở địa phương. Hiện, trên địa bàn xã có 2 tổ hợp tác chăn nuôi an toàn. 100% số hộ tham gia được lắp đặt xử lý chất thải chăn nuôi, mua chế phẩm vi sinh, đệm lót sinh học, chuyển đổi 100%  lợn nái Móng Cái sang chăn nuôi lợn F1,F2 và nái ngoại; chuồng trại được tu sửa đúng quy chuẩn, lắp đặt máng ăn tự động.

 

Theo Phó trưởng Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Kiến Thụy Trần Ngọc Toại, toàn huyện có 113 trang trại, 720 gia trại, 71.500 con lợn, 480.000 con gia cầm. Nhằm chủ động đối phó dịch cúm gia cầm H5N1, dịch lở mồm long móng, dịch tai xanh... bùng phát, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, huyện kết hợp Ban quản lý dự án LIFSAP Hải Phòng hướng dẫn bà con chăn nuôi thành lập các tổ hợp tác chăn nuôi an toàn trên cơ sở các nhóm GAHP, triển khai ở 9 xã. Đến nay, toàn huyện có 13 nhóm, 243 hộ tham gia chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi lợn theo quy trình khép kín từ cung ứng giống, quy trình chăn nuôi và sản phẩm không có dư lượng thuốc kháng sinh, nhiễm ký sinh trùng khi cung ứng ra thị trường. Đồng thời bà con được hỗ trợ các dụng cụ chăn nuôi an toàn sinh học, sửa chữa, nâng cấp chuồng trại, xây hầm biogas…

Ông Nguyễn Quang Trung, Trạm phó phụ trách Trạm Khuyến nông khuyến ngư huyện Kiến Thụy cho biết, lợi ích khi tham gia nhóm GAHP giúp các hộ chăn nuôi nắm được quy trình kỹ thuật chăn nuôi khoa học. Sau 3 năm triển khai, huyện kiểm soát tốt các dịch bệnh, không phát sinh ổ dịch nguy hiểm. Người chăn nuôi trong vùng GAHP chủ động bảo vệ con vật nuôi thông qua tiêm phòng vắc - xin theo quy định, chuồng trại hằng ngày được vệ sinh, phun thuốc sát trùng định kỳ phòng, chống dịch bệnh. Các nhóm được huyện khuyến khích chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi an toàn sinh học.

 

Để phát huy hiệu quả nhóm GAHP, người chăn nuôi ở huyện Kiến Thụy mong muốn được thành phố hỗ trợ vốn vay phát triển trang trại, hỗ trợ xây dựng hầm biogas, lắp đặt điện 3 pha, hệ thống giao thông, khu xử lý chất thải tập trung của vùng chăn nuôi, phòng, chống tốt hơn dịch bệnh để chăn nuôi phát triển bền vững.

Thanh Vân

 

1 2 3 4 5  ... 
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0