image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Biến chứng sởi có thể gây mù lòa ở trẻ

Biến chứng sởi có thể gây mù lòa ở trẻ

Bệnh sởi là một trong những bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi rút sởi. Tuy nhiên, vi rút này có thể ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch làm tăng khả năng bội nhiễm các vi khuẩn khác, khiến người bệnh mắc sởi lâm vào tình trạng nặng, nhiều biến chứng, có nguy cơ gây tử vong. Bệnh sởi có khả năng lây truyền rất cao do hít phải những giọt nhỏ có chứa vi rút được đào thải từ miệng, mũi người bệnh khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện… Người bệnh thường là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng, tiêm chủng không đủ liều hoặc cơ thể không đáp ứng với vắc xin. Vì vi rút sởi là một vi rút hay biến dị nên có thể vắc xin đang sử dụng không còn tác dụng bảo vệ, kháng đối với chủng đang mắc nữa. Điều này giải thích vì sao vẫn có những dịch sởi bùng phát hằng năm ở khắp nơi trên thế giới, nhất là một số khu vực ở châu Phi và các quốc gia, vùng lãnh thổ trong khu vực Đông Nam Á. Khoảng 90% số người bệnh bị lây sởi cùng sống trong một gia đình, trong lớp học. Không chỉ trẻ em bị bệnh sởi mà người lớn cũng có thể mắc sởi.
Sau khi bị nhiễm vi rút, bệnh sẽ phát sau 7-14 ngày. Giai đoạn này rất khó để phát hiện ra bệnh, vì người bệnh không có triệu chứng. Tiếp theo, người bệnh sẽ xuất hiện sốt cao, ho khan, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi. Khoảng 3 ngày sau khi phát bệnh, ở phía 2 bên má trong miệng có thể xuất hiện các đốm trắng, được các bác sĩ gọi là nốt Koplik và dựa vào đó có thể chẩn đoán sởi sớm hơn trước khi mọc các ban trên da. Các ban sởi mọc theo thứ tự từ đầu xuống cổ, ngực, thân mình và chân tay. Ban màu hoa đào, nhỏ như cánh bèo tấm, mịn như nhung, mọc thành đám và xen kẽ là những khoảng da lành. Khi ban sởi bay cũng theo thứ tự như thế và để lại các vết thâm giống như vằn hổ trên da người bệnh.


Khám cho trẻ mắc bệnh sởi tại khoa Truyền nhiễm bệnh viện trẻ em Hải Phòng
Ảnh: Thu Hiền

 Những trường hợp bệnh nặng do bị biến chứng có tỷ lệ cao ở trẻ dưới 5 tuổi, cao nhất ở trẻ từ 4-12 tháng và trẻ bị suy giảm miễn dịch, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và tiêm vắc xin không đầy đủ. Những bệnh như viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm não, nhất là viêm phế quản phổi là những biến chứng thường gặp nhất khi bị sởi. Di chứng đáng lo ngại nhất  khi mắc bệnh sởi hiện nay không phải là di chứng của “cam tẩu mã” (là bệnh viêm lợi cấp tính vùng mặt dẫn đến hoại tử, lở loét, có thể gây tử vong) mà là gây mù lòa ở trẻ em. Tỷ lệ tử vong từ 0,1 đến  0,2%.

Khi trẻ mắc sởi cần được chăm sóc hỗ trợ là chủ yếu: nằm nghỉ, vệ sinh mũi họng, vệ sinh da toàn thân bằng nước sôi để nguội, giữ ấm vùng cổ và ngực, uống nhiều nước, ăn các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu. Tại bệnh viện, các bác sĩ có thể chỉ định truyền dịch, kháng sinh khi có bội nhiễm và vitamin A, nhằm tránh những di chứng gây mù ở trẻ em.

Hiện Ribavirin có tác dụng ức chế vi rút sởi, nhưng chưa được cấp phép sử dụng ở tất cả các nước trên thế giới.

Khi trẻ bị sởi hoặc nghi sởi (sốt cao, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi) nên đưa trẻ đi khám tại các cơ sở chuyên khoa như khoa Truyền nhiễm Bệnh viện hữu nghị Việt-Tiệp hoặc Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Bệnh viện đa khoa Hồng Đức (Kiến An) và những cơ sở y tế khác để có thể được phát hiện sớm, điều trị sớm.

Bác sĩ Ngô Việt Hùng

(Chuyên gia độc lập về các bệnh Nhiễm trùng và Nhiệt đới
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0