image banner
TIN MỚI
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Sơ lược lịch sử vùng đất và con người Kiến Thụy
Sơ lược lịch sử vùng đất và con người Kiến Thụy
 
 
Thuở xa xưa, Kiến Thuỵ là vùng đất hội tụ cư dân từ các nơi như: Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá... Lịch sử hình thành vùng đất này là lịch sử đoàn kết chống chọi thiên nhiên, bão lũ, sóng thần và thau chua rửa mặn. Cấu trúc làng xã, cách quản lý xã hội của các xã trong huyện đều bắt nguồn từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng. 
 
Kiến Thuỵ từng thuộc đất Dương Kinh - kinh đô thứ 2 của triều Mạc (1527 - 1592). Cho đến nay, trên mảnh đất lịch sử này còn lưu lại nhiều dấu tích lịch sử.

Đó là những đình chùa cổ kính với những phong cách kiến trúc độc đáo. Tiêu biểu là đền Mõ, thờ Quỳnh Trân Công Chúa thời Trần, người có công khai khẩn đất hoang, lập nên làng xã. Chùa Hoà Liễu thờ đức Thánh mẫu của vua Mạc Đăng Dung hầu như còn nguyên vẹn. Ngoài ra, huyện Kiến Thụy còn có miếu Cốc thờ Chử Đồng Tử, chùa Khánh Long thờ Tướng công Phạm Hải thời Hùng Vương thứ 18, đình Ninh Hải thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đình Kim Sơn - di tích kháng chiến chống Nhật.

Truyền thống hiếu học là một trong những niềm tự hào của người Kiến Thuỵ. Thời phong kiến, toàn huyện có 14 tiến sĩ, trong số đó có các tên tuổi tiêu biểu như: Bùi Đình Dự, Hoàng Giáp, Bùi Phổ, Trần Bá Lương... Đặc biệt, thời nhà Mạc hưng thịnh nhất, những chức vụ chủ chốt của triều đình đều do người huyện Nghi Dương - vùng thuộc Kiến Thuỵ ngày nay nắm giữ như: Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Kính Điển, Phạm Gia Mô, Nguyễn Như Quế...

Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, Kiến Thuỵ đã lập nhiều chiến công, góp phần vào các chiến thắng oanh liệt của dân tộc. Năm 776, Trương Niều (người làng Do Lễ) cùng Phùng Hưng chống xâm lược nhà Đường. Năm 1287 - 1288, quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ 3, Hữu tướng quân Vũ Hải tuyên chiến với Ô Mã Nhi tại cửa Đại Bàng... Kiến Thuỵ tự hào với cuộc khởi nghĩa 12-7-1945 và cuộc chống càn 8-4-1945 của nhân dân xã Kim Sơn lật đổ chính quyền tay sai bán nước, lập nên chính quyền cách mạng đầu tiên của vùng châu thổ sông Hồng, trước khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 nổ ra trên phạm vi toàn quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, Kiến Thuỵ còn là nơi tập kết lực lượng chủ lực trong trận tập kích sân bay Cát Bi, làm nên trận 'Cát Bi rực lửa' lưu danh trong lịch sử Cách mạng Thành phố Hoa Phượng Đỏ. Kháng chiến chống Mĩ, Kiến Thuỵ cùng nhân dân Hải Phòng hết lòng hết sức, vừa là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn miền Nam, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, bắn cháy nhiều tàu chiến và máy bay bằng súng bộ binh.

Với những thành tích xuất sắc, năm 1999, Đảng bộ và nhân dân Kiến Thuỵ vinh dự nhận danh hiệu 'Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân'.

image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0